Hướng dẫn cách xử lý bụi bay vào mắt

Hướng dẫn cách xử lý bụi bay vào mắt

Bụi bay vào mắt là hiện tượng hầu hết chúng ta ai cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, hạt bụi có lúc “tự bay vào rồi tự bay ra” khỏi mắt, do đó có nhiều người chủ quan khi bị chúng “tấn công”. 

Cách xử lý bụi bay vào mắt không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí bụi có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho “cửa sổ tâm hồn”. 

Vậy, khi bụi bay vào mắt bạn nên làm gì?

1. Nói không với dụi mắt hoặc thổi bụi 

Dụi mắt bằng tay ngay khi bụi “tấn công cửa sổ tâm hồn” là thói quen của nhiều người, bởi đây là phản xạ tự nhiên, cho cảm giác giảm khó chịu và mau chóng lấy được bụi ra.

Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm và tệ hại nhất, khiến mắt đứng trước nguy cơ bị tổn thương cao, cần phải loại bỏ ngay. Bởi, bụi là một vật rất nhỏ, có thể mắt thường chúng ta không nhìn thấy, nhưng độ thô ráp của nó lại có thể gây ra những vết xước nhỏ ở tròng mắt bên trong do tác động của việc lấy tay dụi mắt.

Một số trường hợp may mắn, bụi nhỏ và trơn có thể tự đẩy ra khỏi mắt sau khi bụi, tròng mắt chỉ bị đỏ ửng lên do kích ứng; nhưng cũng có không ít trường hợp người bệnh dụi mắt quá mạnh tay, hoặc gặp phải “tên bụi cứng đầu, to xác” có thể khiến mắt bị rách võng mạc, thậm chí mù lòa.

Cũng lưu ý thêm, Bệnh nhân cũng không nên dùng “tuyệt chiêu” căng mắt ra và nhờ người thân thổi mạnh vào mắt có bụi. Bởi, trong không khí và nước bọt của người thổi bụi giúp cũng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho mắt, dẫn tới viêm nhiễm.

2. Những việc nên làm khi bị bụi bay vào mắt

•    Đầu tiên, bạn hãy lợi dụng nước mắt của chính mình. Khi bị bụi bay vào mắt bạn hãy nhắm mắt lại và dùng tay vuốt nhẹ lên mi mắt, để tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, tiết nước mắt ra nhanh và nhiều hơn, đẩy bụi theo dòng trôi ra ngoài.

•    Nếu nước mắt không tự đẩy được bụi ra ngoài, bạn hãy làm theo cách sau.

Rửa sạch tay bằng xà phòng để diệt khuẩn, dưới vòi nước sạch cho cặn bẩn trôi hết. Sau đó, bạn pha một chậu nước ấm sạch (không nên để nước quá nóng, khiến võng mạc bị bỏng). Giờ, bạn hãy ngâm mắt bị bụi từ 10 – 20 giây trong chậu nước ấm đã pha (lưu ý, vừa ngâm vừa chớp mắt để loại bỏ bụi bẩn ra ngoài). 

Đối với cách làm này, hãy tháo bỏ kính áp tròng trước khi rửa (nếu bạn đang sử dụng); nhờ người thân chuẩn bị nước ấm giúp để hạn chế tác động của bụi lên mắt do cố căng mắt trong thời gian quá lâu.

Sau “đuổi” được bụi đi, bạn cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt liên tục trong 48 giờ, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng: đau mắt đỏ, chảy nước mắt, sưng tấy….

Tuy nhiên, sau khi áp dụng cả hai cách trên mà không lấy được bụi ra, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chuyên khoa xử lý kịp thời, không nên cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách.

 

Bài viết khác
Chế độ ăn và cách sinh hoạt phòng chống khô mắt

Chế độ ăn và cách sinh hoạt phòng chống khô mắt

Khô mắt thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi hoặc những người bị mắc các bệnh mạn tính về mắt. Nhưng với..
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhược thị

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhược thị

Do các bệnh gây cản trở, che khuất trục quang học thị giác của mắt như sẹo giác mạc, sụp mi, đục thủy tinh thể..
Những dấu hiệu về mắt của con trẻ cần đến ngay bác sĩ mắt

Những dấu hiệu về mắt của con trẻ cần đến ngay bác sĩ mắt

Đôi mắt là thứ quý trọng nhất của mỗi con người, để có thể nhìn thấy được thấu đáo mọi thứ diễn ra xung..
Cách chữa đau mắt đỏ bằng diếp cá

Cách chữa đau mắt đỏ bằng diếp cá

Ngoài hiện tượng mắt đỏ và ghèn mắt người bệnh còn thấy cảm giác nhằm nhặm, khó chịu trong mắt. Bệnh lây lan..
Hướng dẫn cách xử lý bụi bay vào mắt

Hướng dẫn cách xử lý bụi bay vào mắt

Bụi bay vào mắt là hiện tượng hầu hết chúng ta ai cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, hạt bụi có..
Ăn gì cho đôi mắt luôn sáng khỏe?

Ăn gì cho đôi mắt luôn sáng khỏe?

Để có đôi mắt sáng, khỏe đẹp chỉ vệ sinh và bảo vệ đôi mắt không thôi vẫn chưa đủ, bạn cần bổ sung thêm..
Đang Online: 3 ~ Tổng truy cập: 98580
Hotline tư vấn miễn phí: 0918309257
Zalo